Thời Hạn Của Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Là Bao Lâu?
Thời hạn của giấy phép lao động căn cứ theo pháp lý nào?
Thời hạn giấy phép lao động được quy định rất rõ trong những văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, căn cứ pháp lý bao gồm:
Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về quá trình thi hành một số điều thuộc Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn của giấy phép lao động được căn cứ theo Bộ Luật lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?
Thời hạn của giấy phép lao động được quy định rõ ràng trong Luật Lao động 2019. Cụ thể, giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 2 năm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hay tổ chức có thể xin với thời hạn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của mình. Đồng thời được gia hạn tối đa 1 lần bằng thời hạn được cấp nhưng không được vượt 2 năm.
Ngoài ra, thời hạn của giấy phép lao động sẽ không phụ thuộc vào thời hạn hộ chiếu của họ. Nếu hộ chiếu hết hạn mà giấy phép lao động còn hạn thì doanh nghiệp, tổ chức cần làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động với việc sửa đổi, bổ sung thông tin về số hộ chiếu mới sẽ được cấp.
Thời hạn của GPLĐ có thời hạn tối đa là 2 năm
Thời hạn của GPLĐ được cấp theo thời hạn của những trường hợp nào?
Dựa theo điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP cho biết, thời hạn của giấy phép lao động sẽ được cấp theo thời hạn của những trường hợp dưới đây:
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này:
Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến thời hạn giấy phép lao động
Thời hạn cấp giấy phép lao động với trường hợp cấp lại là bao lâu?
Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP cũng có quy định rõ về thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ được tính bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính tới thời điểm đang thực hiện đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Thời hạn cấp giấy phép lao động với trường hợp cấp lại được quy định trong Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Thời hạn giấy phép lao động được gia hạn bao lâu?
Trước kia, Luật Lao động 2019 chưa nhắc tới thời hạn giấy phép lao động được gia hạn bao lâu. Hiện nay, căn cứ theo Điều 19 Nghị Định 152/2020/NĐ-CP đã được làm rõ như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn sẽ tính bằng thời hạn của giấy phép lao động đã cấp trước đó. Đồng thời chỉ được gia hạn 1 lần với thời hạn tối đa là 2 năm.
Những lưu ý về thời hạn của giấy phép lao động
Giấy phép lao động hết hạn sẽ bị thu hồi. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thu hồi và nộp lại cho Sở lao động thương binh và xã hội. Kèm theo đó là văn bản nêu rõ trường hợp thu hồi.
Khi gia hạn giấy phép lao động cần phải lưu ý, thời hạn của GPLĐ còn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày. Nếu đã hết hạn, bạn cần làm thủ tục cấp mới GPLĐ.
Nếu tiếp tục sử dụng lao động đã hết hạn giấy phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Các mức phạt như sau:
30.000.000 – 45.000.000 VNĐ khi vi phạm từ 1 – 10 người.
45.000.000 – 60.000.000 VNĐ khi vi phạm từ 11 – 20 người.
60.000.000 – 75.000.000 VNĐ khi vi phạm từ 21 người trở lên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng lao động hết hạn GPLĐ sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1 – 3 tháng. Còn người lao động nước ngoài sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Bài viết trên đã cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin về thời hạn của giấy phép lao động. Để tránh bị phạt hành chính, người sử dụng lao động hãy chủ động kiểm tra và gia hạn khi giấy phép lao động của người nước ngoài và gia hạn khi cần thiết nhé.